Khi ngẫm ngợi cuộc sống từ cổ chí kim ta thấy, các bậc trí thức chân chính thường suy nghĩ chính chắn trước khi hành động, nên dù họ có sai sót đều không đáng tiếc. Đức tín và khí tiết cao quý hơn cả sinh mạng của họ, do vậy trong chinh chiến hay gian khổ, thà chọn hy sinh chứ không để nhục; trong thời bình thà chịu đựng nghèo để được ung dung tự tại, được bình yên. Vinh hoa phú quý không và có như nhau, nhưng có phải bằng chính đôi tay, khối óc do họ tạo ra để không phải chạy tài sản, rửa tiền, chạy tội, chạy bằng, chạy chỗ. Vì sao? Bởi họ luôn giữ đúng truyền thống của cha ông “Thơm danh hơn lành áo”, hiểu thế nào là vinh nhục. Tư duy đã mách bảo họ như vậy, đó là họ đã “Vi vô vi” làm cái không làm theo Học thuyết vô thần từ nghìn xưa của Lão Tử. Họ sẵn sàng vô thần, vô sản để “Lòng trống không, bụng no đủ” trong một thế giới vật chất đầy quyền lực và thần thánh.
Ngược lại, người vì danh lợi thì luôn thực tế nhưng lại “Tâm linh”, tin tưởng mọi việc đều phải từ thế lực và “Thánh thần hộ”, họ thường vái van trước khi làm điều gì đó quan trọng. Lúc đang thời thân thế sum suê, ít ai nghĩ ngợi hệ quả, ít nghe lời nhân nghĩa của người khác, nhất là người không có địa vị. Đối với kẻ dán đầy nhãn mác dù nhân cách thấp hèn, nát đạo nói chi họ cũng hùa theo. Chính từ đó trong lòng họ chính tà xáo trộn; đúng sai khó phân; tốt xấu đan xen; vinh nhục lẫn lộn. Khi miệng lỡ thốt, tay lỡ làm, đã thua cuộc, thất bại thì họ nghĩ rằng, do cúng kiến chưa đủ lễ, nên tiếp tục thêm lễ vật để ơn trên phò hộ… thậm chí đến khi bị tù tội có người chưa nhận ra điều hay lẽ phải…. Vì sao? Bởi dạ thực dụng nên cái tâm nhòa đi, theo họ thế lực và vật chất là tất cả, vật chất sẽ chiến thắng ý thức nên không nghĩ đến quan hệ nhân quả.
Nghiên cứu “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử cho ta thấy: Nếu trong tầm mắt đời: có đẹp ắt có xấu; có được ắt có mất; có sang ắt có hèn; có tròn ắt có méo; có ngay ắt có cong; có thanh ắt có tục; có trọng ắt có khinh; có vinh ắt có nhục; có cao thượng ắt có thấp hèn; có may ắt có rủi; có hên ắt có xui; có thăng ắt có trầm; có đầy ắt có vơi; có thịnh ắt có suy; có phúc ắt có họa; có chính ắt có tà… từ đó suy ra có vạn điều tương tự…
Lão Tử cho rằng: Tạo hóa đã định sẵn, “Trong họa có phúc, trong phúc có họa”. Khi chứa của quý trong nhà ắt có kẻ dòm ngó, bản thân ta đang độc chiếm tất cả quyền lực hay điều tốt trong thiên hạ thì có nghĩa thiên hạ đã trố mắt về mình, và những điều tốt ấy ko thể ở mãi với chúng ta, dù đầy hay vơi đi, đều có thể biến thành họa khó lường. Đó chính là quy luật nhân quả tất yếu của tự nhiên, không có thế lực nào cưỡng lại được.
Đạo của Lão Tử không trừu tượng, tuy xa xưa mà không lạc hậu; bởi vô thần nên “Thuyết Vô Vi” không lỗi thời trong mọi thời đại. Theo ông: “Hư kỳ tâm, thực kỳ phúc”. Nếu chạy theo danh lợi ắt có ngày vương họa vì danh lợi, nếu mãi đeo đuổi hư vinh ắt có ngày đẫm nhục. Đạo lý của ông hướng con người bản thiện, không ham muốn, “lòng trống không nhưng bụng no đủ”; tuy thuyết đơn giản nhưng đây là một “Thiên đạo đức hoàn thiện”. Quan niệm của ông không hề có yếu tố tôn giáo hay thần thánh. “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử có điểm khác biệt với các học thuyết khác dễ nhận biết đó là “Bất ngôn chi giáo”. Đạo của Lão Tử dạy theo “Vô vi” nên người học đạo gọi là “Làm vô vi” . Bởi theo đạo của ông: nếu đời trọng người có học vị, thì thiên hạ sẽ tranh nhau chạy học vị, người không có học, không chạy học vị sẽ tự vô dụng hoặc bị đời loại bỏ. Hoặc đời quá trọng danh vị thì thiên hạ sẽ cấu xé nhau mãi để tranh giành danh vị ấy, còn người không có danh vị, ko chạy danh vị sẽ bị xã hội miệt khinh, đào thải… theo ông: “Nhược kỳ chí, cường kỳ cốt” bởi, “chí không tranh đoạt tất thân thể khỏe mạnh”… Do đó “Vô Vi” theo Ông, tất cả phải để tự nhiên, người thực giỏi sẽ giỏi; hoa thật thơm sẽ thơm…; “Hữu xạ tự nhiên hương”. Không điềm chỉ hoạch định nhân tài bằng ý chí; Không cân đo Tài con người bằng học vị và quyền lực; không lượng Đức của con người bằng trưng cầu, biểu quyết danh nghĩa … Như vậy sẽ công bằng Minh bạch, thiên hạ sẽ bớt chạy chọt tranh danh đoạt lợi, chém giết, đao binh và con người người được sống tự nhiên thư thả, tự tại cùng thiên nhiên.
Thuyết Vô vi ảnh hưởng thế nào trong cuộc sống hiện thực?
Nếu thử nhìn vào các tôn giáo chúng ta thấy, rõ ràng tôn giáo nào cũng vận dụng học thuyết “Vô Vi”, họ kết hợp với yếu tố “Tâm linh” để hình thành học thuyết, tất cả chiêu thức của học thuyết tôn giáo tuy đa dạng về hình thức, nhưng nội dung chung quy có điểm giống nhau, đó là: ăn hiền ở lành hướng con người đến “chân, thiện, mĩ” nhằm hóa giải kiếp nạn, nghiệp chướng… để khi quy tiên được về cõi trên. Do vậy các tôn giáo họ không cần nói nhiều, không làm đa đoan, họ không cần có bộ máy cai trị cồng kềnh, không nhà tù, không lương bổng, không vật chất hóa và thương mại hóa… nhưng lúc nào cũng có người tự giác theo một cách “ngoan đạo”. Xét về lượng thì nước ta và cả thế giới ước hơn ¼ dân số theo tôn giáo; xét về chất thì tư duy họ rất thuần đạo, họ sẵn sàng dâng hiến, do sũng đạo nên nhiều người “tử vì đạo”… Những điều đó các nhà hoạt động chính trị cho là vô tư, nhưng thực ra các tôn giáo họ đã và đang “làm vô vi”. Làm cái không làm.
Đối với các thế lực khác họ làm vô vi thế nào?
Trong chiến tranh, chúng ta thấy chính quyền Sài Gòn có bộ phận gọi là “Tâm lý chiến”, nhiệm vụ của bộ phận ấy chỉ đơn giản là những bài thơ ca, tân cổ nhạc, bài viết, kịch bản… với nghệ thuật ngoa dụ, ngoa ngôn… và vu vơ đưa lên hệ thống thông tin đại chúng, thế nhưng điều vu vơ đó đã làm lung lay tư tưởng cán binh cộng sản. Từ hoạt động “Tâm lý chiến” ấy đã gây cho ta mất mát một đội ngũ cán bộ chiến sĩ đã không giữ được khí tiết, làm cho dân tộc tổn thất đáng kể về niềm tin trong cuộc chiến.
Trong thời hiện đại, các thế lực phương Tây sau khi đã thành công ở Liên Xô và các nước Đông Âu vào cuối thế kỷ 20; họ đã và đang áp vào Nước ta một chiến lược mới hơn, đa dạng và phức tạp hơn mà người làm chính trị hay gọi là “Diễn biến hòa bình” nhằm làm chuyển biển và thu phục nhân tâm, quy phục tinh thần những con người của một dân tộc anh hùng, để thực hiện ý đồ biến thế giới trở thành một cực. Thực ra họ đang “Làm vô vi” chứ không gì khác. Để nhận diện cũng không khó, hãy nhìn ngay các cường quốc luôn đặt dân tộc VN là kẻ thù, nhưng về hậu chiến lược của họ lại đối xử với người Việt rất ưu đãi: từ nạn nhân của cuộc chiến; đến người thường dân tị nạn; người thất nghiệp; đến con em những người từng là kẻ thù với họ, khi du học đến với quốc gia họ… đều được họ ứng xử điệu nghệ; họ đưa cả những dịch vụ phục vụ tới nhà, trợ cấp tới người. Bên cạnh đó, họ có những chiến lược siêu hoàn hảo cao cấp hơn, họ thiết lập một “Biên giới mềm”. Có nghĩa chỗ nào có hàng hóa, có tiền, có chính sách hợp tác đầu tư ưu đãi của họ lưu hành thì xem như biên giới của họ… và thông qua siêu chiến lược ấy họ đã chiếm được lòng người, đã làm “tự chuyển biến tâm tư” biết bao con người đã từng đối kháng với họ, do đó họ rất tự tin là sẽ “Đắc nhân tâm” tại Việt nam dễ dàng hơn ở Liên Xô và Đông Âu, vì ở Việt Nam họ đã tin tưởng vào mạng lưới hậu thuẩn được đào tạo từ các nước ngoại quốc. Mặt khác, nhiều người tỏ ra thức thời đón được gió Tây, bắt mạch được siêu chiến lược ấy, nên tự ve vãn, có người đã vội bỏ địa vị nhỏ nhen để chạy theo ảo vọng danh lợi xa vời, thực trạng nầy “làm cho Hỗ thêm cánh” tạo thêm sức mạnh cho Phương Tây… nhưng đây là vấn đề thế sự của người làm chính trị chúng ta hãy chờ xem ván cờ ấy họ đánh ra sao. Liệu Vô vi mà Phương Tây đang làm, có thắng nỗi VN hay không còn tùy thuộc vào sự lãnh đạo sáng suốt của những người đứng đầu và sự đoàn kết của 90 triệu dân Việt. Tuy nhiên, chúng ta dám khẳng định rằng: Phương Tây mãi mãi không thắng nỗi tôn giáo, vì tôn giáo họ đã làm vô vi khi Lão Tử còn đương thời, hơn nữa tôn giáo tư tưởng họ thuần khiết hơn, họ không cầu danh trục lợi và tính tự giác cao độ hơn nhiều. Tôn giáo họ ko hề gây chiến nhưng sẵn sàng tử chiến với bất kỳ ai; thà tử vì đạo chứ không hàng lợi danh, không khuất phục bất cứ thế lực nào xâm phạm đến quyền tự do tôn giáo của họ.
Trên lĩnh vực Văn hóa – Nghệ thuật, ở nước ta xưa nay xét cho cùng, thì đội ngũ “Văn nghệ sĩ” đã hiến đời mình cho “Nghệ thuật vị nhân sinh”, họ đều là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, nên tất cả đã và đang “Làm Vô Vi” chứ không gì khác. Bởi đội ngũ văn nghị sĩ lúc nào cũng gieo những hạt giống cho những tâm hồn thời đại. Gieo vào lòng người những tình yêu nhân cách giữa người với người, người với quê hương nguồn cội, hướng con người xa lánh cái tà, cái ác, cái xấu để quay về “Chân thiện mĩ”. Trong cuộc chiến chống xâm lăng trên biển đảo mới đây, đội ngũ văn nghệ sĩ trên mặt trận văn hóa nghệ thuật… cũng đã góp một phần đáng kể đuổi chủ nghĩa bành trướng giành lại biển trời tổ quốc.
Có người vô tư phán rằng, những phóng viên Báo, Đài, Thi Sĩ hay người làm công tác văn hóa tư tưởng chỉ biết nói, không biết làm… Điều đó xét về nội dung thì hoàn toàn sai. Vì sao? Bởi họ đang “Làm Vô Vi”, họ “Nói chính là làm”. Ngòi bút, ống kính, Micaro… của họ là biểu thị cho hành động. Chúng ta đã từng chứng kiến, từ khi TQ đặt Dàn khoan HD981 và quấy nhiễu trên biển đông… đã có hằng trăm, ngàn bài báo, bài thơ, bài viết trên các phương tiện thông tin… chỉ dụng đòn nhân cách đánh vào tư duy của xâm lược, đã góp phần làm nhụt chí chủ nghĩa xâm lược chớ không đơn giản. Hoặc hằng ngàn bức ảnh, vidéo không có lời, nhưng đó là thứ vũ khí sắc bén, lợi hại vô cùng, chứng minh cho loài người thấy chủ nghĩa xâm lược đang “xảo ngôn”, “ngụy chứng cứ” và từ đó chủ nghĩa xâm lược phải tâm phục, khẩu phục. Suy ra, hành động của các chiến sĩ ấy đã vận dụng phương cách của Lão Tử gọi là “Bất ngôn chi giáo” trong thuyết “Vô Vi”.
Suy xưa gẫm nay, thuyết “Vô Vi” tuy không ai chính thức kế thừa, dù các khoa học ko quan tâm nghiên cứu, nhưng hệ quả của “Vô Vi” không Nhà khoa học nào bác bỏ. Bởi thực tiễn con người đã vận dụng phổ biến vào các lĩnh vực, nhờ đó mà con người “đắc nhân tâm” trên nhiều phương diện, trong mọi thời đại. Tuy nhiên, những người làm vô vi nhưng do không tách khỏi vật vật chất, còn ảnh hưởng tư tưởng thương mại hóa thì không thể nào thành công. Trong cuộc chiến đấu giữ nước, dân tộc ta thông qua các hoạt động như tuyên truyền, binh vận, địch vận cũng góp phần quan trọng làm nên thắng lợi cuộc cách mạng giữ nước vĩ đại.
Dân tộc ta có Bác Hồ Chí Minh danh nhân văn hóa nhân loại, là một nhân vật huyền thoại có nhiều ảnh hưởng đến thuyết vô vi ở Việt Nam. Bác là con người thực từng vận dụng đa học thuyết, Bác “không duy tâm; không đối kháng tôn giáo; luôn gắn kết với khoa học; kết hợp lịch sử với hiện đại; kế thừa tinh hoa của nhân loại với tinh túy cội nguồn…” để biến thành chủ nghĩa yêu nước; chủ nghĩa nhân đạo; một xã hội nhân ái và đạo đức. Chính con người thực của Bác đã tạo nên một chủ nghĩa “Nhân văn Việt Nam” mà nền tảng là “Đạo đức Hồ Chí Minh”. Nhân tố ấy giúp Bác làm nên “huyền thoại lúc đang thời”. Khi Bác ra đi, thì hệ tư tưởng của người để lại là sản phẩm tinh thần vô giá cho dân tộc và cả nhân loại muôn đời sau. Nghiên cứu hệ tư tưởng của Bác, con người thời đại nhận ra đây là một “Thuyết Vô Vi của thời đại”. Rõ ràng khi nghiền ngẫm Đạo Đức HCM, chúng ta đều lạc quan rằng: Trong lòng người của nhân loại, đâu có ai tuyên truyền về Bác, nhưng hầu như người tiến bộ của nhân loại ai cũng hiểu sâu sắc, cũng quý trọng Nhật vật, Nhân cách và đạo đức HCM. Thiết nghĩ, học thuyết HCM đến lúc nào đó không cần tuyên truyền như chúng ta từng làm, mà vẫn thấm vào lòng người, vì sao? Bởi tư tưởng và đạo đức HCM luôn chứa đựng tổng hợp bao hàm cái “Chân, Thiện, Mĩ” và “Nhân, lễ, Nghĩa, Trí, Tín”; chứa cái “công bằng, tự do bác ái”. Học thuyết của Bác hầu như đã đúc kết lại tất cả cái tinh túy nhất của nhân loại ban cho loài người, tạo một thiên đàng tự do bác ái cho người cùng khổ. Học thuyết ấy ngoài tính nhân văn còn chứa “Chủ nghĩa hài hòa”, chẳng những không đối kháng giai cấp, mà còn phù hợp, thân thiện và gắn kết mọi tầng lớp xã hội, bao gồm cả tôn giáo và các thế lực khác… vì vậy người làm Vô Vi ở thời kỳ nào ở đâu trên hành tinh đều có thể vận dụng học thuyết HCM trong bất kỳ hoàn cảnh nào mà không cần quan tâm nhiều đến thuyết Vô Vi của Lão Tử nữa. Vì “Đạo Đức của Bác”đã được kiểm chứng từ “Thực tiễn Việt Nam”, dễ hiểu hơn “Đạo Đức Kinh”. Do vậy người làm vô vi ở Việt Nam không lý do nào có thể tách rời Đạo Đức HCM, nhưng cũng không nên “thần tượng hóa” học thuyết hay nhân vật… Làm vô vi cũng không nên “áp chế hóa” hay “tuyệt đối & cứng nhắc hóa” nội dung, phương thức” mà phải năng động, nhất thiết phải hiểu Tôn giáo và Phương Tây làm vô vi như thế nào thì chúng ta mới có thể thành công; vô vi là cái bền lâu nhưng không trái với tính tất yếu “Hữu xạ tự nhiên hương”.
Từ giả thuyết ta suy luận, thật đáng tiếc mỗi quốc gia như TQ cái nôi của “Vô Vi” những người thuộc thế hệ “Hậu sinh khả úy” đã đánh mất kỹ năng điển tích thêu dệt thêm truyền thông đẹp đẽ vốn có của mình, để rồi cả tập đoàn rủ nhau đi ngược lại, biến từ “Bất ngôn chi giáo” thành “Xảo ngôn chi giáo hay hý ngôn chi giáo” thật không đáng chút nào, nên họ không thể thành công trong mưu đồ bành trướng.
Vậy Vi Vô Vi là “Làm cái không làm” chứ không phải là không làm như ai đó từng nghĩ, hay nói đúng hơn làm Vô Vi là “không gì không làm”. Đó là nhiệm vụ quan trọng của tất cả con người trong mọi thời đại, đương nhiên thi sĩ phải là chiến sĩ tiên phong rồi.
Mình là người chơi thơ nên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo cho bạn chơi thơ, nhằm hiểu thêm vai trò thi sĩ với xã hội hiện thực. Nếu có gì sơ sót mong được các bạn bỏ qua. Chúc các bạn những ngày nghĩ lạc quan yêu đời, vui vẻ để sản sinh đủ năng lượng làm vô vi với người thân yêu./