Thơ Lục Bát [LB] là Quốc Thơ chính thống. Thể LB theo các nhà nghiên cứu được kế thừa từ nguồn Ca dao, Tục ngữ nên ra đời rất sớm, có trước khi du nhập thơ Đường.
Do tính kế thừa ấy nên LB rất năng động hơn các thể thơ khác. Thể LB có thể tùy người chơi biến hóa nó mà ko bị người khác bắt phạm lỗi. Cụ thể thơ LB có thể dùng viết Trường Thơ, hoặc ngắn hoặc dài tùy ý, nhưng thông thường số câu ít viết lẻ. Ngắn nhất là chỉ 2 câu; ta có thể gọi là 2 câu thơ, ông cha ta hay dùng làm ca dao, tục ngữ, chăm ngôn, hò vè… hoặc ít trường hợp có thể sử dụng 2 câu LB biến thể làm thành ngữ và danh ngôn…
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN:
♥ Tản mạn về thơ Lục bát tả hữu bắt quàng
♥ Thơ lục bát chế họa tranh ảnh vui, tiếu lâm, khó đỡ nhất
Tính phong phú của Lục Bát là gần gũi với dân gian nên là món ăn tinh thần của mọi tầng lớp lao động. Từ xưa đến nay dân ta vẫn quen sử dụng thể LB làm hò vè, hát vè, đối đáp nhau lúc lên nương rẫy, hoặc trong những đêm trăng, lễ hội quây quần. Từ tính đa dạng ấy, nên LB được người chơi thơ khai thác gắn kết, áp thêm vào những quy tắc, đồng thời mở rộng thêm tính phong phú của thể LB như: Luật thơ, từ đó mở ra các thể LB biến thể…Do vậy nhiều người cho rằng làm thơ LB dễ hơn Luật Đường, nên đa số tìm chơi LB. Theo cảm nhận riêng mình, tuy tính năng động của LB là người chơi có thể chơi tự do, nhưng ko hề dễ và đơn giản như các bạn nghĩ. LB vẫn có thể nén chữ như đường luật hoặc vẫn Xướng Họa nhau… nếu Xướng Họa thì LB cũng phải tuân thủ Luật và đối nghĩa nhau tương tự như Thơ Luật Đường…
Hiện nay lên Facebook và các trang mạng khác, nhà nhà chơi thơ, người người làm thơ, đã tạo nên phong trào sôi nổi. Bạn thơ bây giờ đa số có học vấn cao nên đến với thơ rất nhạy bén và tiến bộ rất nhanh. Tuy nhiên cũng còn ko ít bạn chơi thơ theo phong trào, thơ vui, nên chơi theo cảm hứng và thỏa mãn ở ngần ấy, ít nghiên cứu luật lệ nên chất lượng thơ còn hạn chế và mắc phải các lỗi. Đa số người chơi dành thời gian cho sáng tác, thay vì dành thời gian cho nâng cấp. Vì vậy nên có bạn rất nhiều thơ nhưng ko có thơ nổi bật, và khi dự các cuộc thi thơ ko đạt giải. Các cuộc thi chất lượng thơ ko cao.
Bài viết nầy, mình viết theo yêu cầu của một số bạn yêu thơ LB đang tập chơi thể thơ Quốc nội nầy. Nội dung sơ nét về “kỹ năng cơ bản” để các bạn có thể tránh, hoặc giảm các lỗi thông thường trong sáng tác và làm cơ sở nâng cấp các bài thơ LB của mình đang sở hữu. Tuy viết dài dòng nhưng chỉ chú ý các điểm chốt sau đây:
1. Về luật thơ Lục Bát
Xin lưu ý, ngày nay người ta rút gọn đơn giản thôi, đó là:
X B x T x B [Câu 6] chỉ chú ý theo bằng trắc ba từ 2,4,6.
X B x T x B x B [câu 8] chỉ chú ý bốn từ 2,4,6,8. [ x bất luận; hay lẽ bất luận, chẵn phân minh].
Thí dụ 1:
Hai BẰNG bốn TRẮC sáu BẰNG
Nhị BẰNG tứ TRẮC lục BẰNG bát BẰNG.
Đó là cách làm thơ phổ thông ta thường gặp.
Thí dụ 2:
Để nâng cấp bài thơ đạt đối thanh và có tính nhạc nên lưu ý: Nếu các từ 2, 6, 8 cùng thanh bằng mà từ đứng trước thanh NGANG, thì từ đi sau phải thanh HUYỀN, và cứ thế cho đến hết bài thơ. Cụ thể từ 2 câu mở đầu:
Hai NGANG bốn TRẮC sáu HUYỀN [câu 6]
Nhị NGANG tứ TRẮC lục HUYỀN bát NGANG [câu 8]
Nhân VĂN, dân trí, nhân TÀI
Văn MINH tiến bộ biện BÀY liêu XIÊU
Hoặc gieo vần ngược lại, thì 2 câu mở đầu:
Hai HUYỀN bốn TRẮC sáu NGANG [câu 6]
Nhị HUYỀN tứ TRẮC lục NGANG bát HUYỀN [câu 8]
Bần HÀN chẳng trọng nào VINH
Sang GIÀU hẩu lốn anh MINH rỡ RÀNG!
Nếu làm theo đúng cách trên, vừa ko trái luật vừa ko phạm lỗi khác và thơ có tính nhạc bởi chúng đối thanh nhau, đó gọi là bài thơ chuẩn có thể phổ nhạc được. [Có bài thơ MẪU để đọc tham khảo ở cuối bài viết]
Tuy nhiên trong sáng tác thực tế ít ai quan tâm cách CHUẨN này, kể cả thơ dự thi. [ đa số sử dụng vần bằng như thí dụ 1, có khi tác giả áp cả vần trắc cho từ thứ 2 mà ko bị bắt lỗi]
2. Vần và lỗi phong yêu, Thí dụ:
Nhân VĂN, dân trí, nhân TÀI
Văn MINH tiến bộ biện BÀY liêu XIÊU
Khái niệm về vần: LB có 2 vần, vần CHÂN là từ cuối câu 6 & 8 {TÀI & XIÊU} . Vần câu 6 là vần chính, vần câu 8 là vần phụ.
Vần YÊU là từ thứ 6 của câu Bát [BÀY] là vần YÊU.
Trong hai câu LỤC & BÁT mà 2 vần CHÂN & vần YÊU cùng vần nhau thì phạm lỗi phong yêu, hay bệnh Lưng ong.
Thí dụ:
Chuyên môn chất lượng xì XÀO
Đó đây đa thể sắc MÀU hòa NHAU
MÀU & NHAU tuy khác tự, nhưng cùng âm AU nên bị phạm lỗi “phong yêu”. Do vậy nhất thiết âm tự thứ 8 câu Bát, ko được dùng bất kỳ từ nào có âm đọc nghe tương tự âm từ thứ 6.
3.1. Lỗi điệp vận, thí dụ:
Chuyên môn chất lượng xì XÀO
Đó đây đa thể sắc MÀU hòa NHAU
Ta xét: XÀO & NHAU, tuy 2 từ khác, nhưng âm khi đọc nghe trùng nhau, ÀO & AU. Do trùng âm nhau giữa câu trên với câu dưới {và bất kỳ trong câu nào của bài thơ đều} là lỗi điệp vận.
Để ko trùng vận dù bài thơ dài hay ngắn khi vận đã dùng rồi ko nên dùng lại, trừ phi viết trường thơ thì có thể châm chế…nhưng phải tránh bệnh lưng ong.
3.2. Lỗi lạc vận, thí dụ:
Nhân văn, dân trí, nhân tài
Văn minh tiến bộ biện bày liêu XIÊU
Tương lai trăn trở phiền HÀ
Công bình sống sít nước nhà lo âu !
Câu Bát vần XIÊU nhưng qua câu Lục lại chuyển sang HÀ nên gọi là lạc vận, hay chuyển vận.
3.3. Lỗi ép vận, thí dụ:
Nay đời đã chuyển sang TRANG
Lòng người ton tả thế NHÂN vô THƯỜNG
Người giàu quyền thế ung DUNG
Kẻ nghèo vận số long ĐONG dãi DẦU
Thiếu thời, chẳng thế lao ĐAO
Xét trường hợp nầy ta thấy tạm thời chấp nhận thôi, vì chùm thơ câu nào cũng có nghĩa nên ko thể loại bỏ. Tuy nhiên khi chấm Bài thi, phải xét lỗi kĩ thuật để tính điểm, thì 3 câu trên lỗi “thông vận”, vì THƯỜNG & DUNG chỉ giống na ná; xét 3 câu dưới DẦU & ĐAO có âm ẦU & AO, khi đọc nghe gần hơn nên gọi là “Lân vận”. Gặp các trường hợp như trên có thể gọi chung là “ép vận” chứ ko phải lạc vận.
4. Lỗi về về dùng từ
Nếu thơ dự thi, hay nâng bài thơ chuẩn, thì cần thận trong khi dùng từ, người mới chơi cần thận trọng hơn ko dùng trùng từ, câu từ trùng nghĩa nhau, hạn chế tối đa khi phải dùng kết từ.
thí dụ:
Mò trăng đáy nước khó tìm
Cái tài, cái đức tị hiềm mãi nhau.
• Câu 6: MÒ & TÌM ở đáy nước, ko bị bắt lỗi trực tiếp, nhưng xét nghĩa tương đối nhau, tuy ko gọi điệp từ nhưng thực tế điệp nghĩa. Nên khuyến khích ko dùng, nếu phải giữ nguyên câu ấy để ko ảnh hưởng đến bài thơ cần sửa một từ MÒ thành từ BÓNG…
BÓNG trăng đáy nước khó tìm.
• Câu 8: CÁI tâm, CÁI đức… nếu xét như liệt kê tổ hợp danh từ, cái nầy với cái khác thì, câu 8 ko phạm lỗi dùng từ, câu vẫn hợp lệ. Tuy nhiên trong thơ Đường luật thì ko nên dùng. Nhưng nếu khuyến khích dùng chuẩn trong thơ LB thì nên, gọt lại cho sắc hơn, thí dụ:
Thói quen, Tài – Đức tị hiềm mãi nhau.
Sau khi sửa sẽ bổ túc thêm thành phần câu đủ hơn, giảm bớt từ điệp, câu sẽ có đối thanh và ý nghĩa toàn câu chặt chẽ hơn. có thể dùng, thói thường thay cho thói quen, nghĩa vẫn chắc, nhưng sẽ ko đối thanh. Thí dụ:
Thói thường, Tài – Đức tị hiềm mãi nhau.
5. Điệp ý, điệp nghĩa, đảo từ vô nghĩa, thí dụ:
Thế tình đã chuyển sang trang
Lòng người ton tả sẻ san thói đời.
Xét ý và nghĩa ẩn, “Thế tình” là: Nhân tình – thế thái, nghĩa của nó là lòng người và thói đời. Nên “Thế tình trong câu 6 và lòng người, thói đời trong câu 8 đã phạm lỗi gián tiếp: điệp ý và điệp nghĩa…
Xét đến cặp từ “sẻ san” mọi người có thể hiểu, nhưng theo tiếng Việt vẫn bắt lỗi từ “vô nghĩa”. Do vậy tất cả từ vô nghĩa khi nâng cấp thơ đều phải chỉnh sửa lại. Thí dụ sửa lại sẽ làm câu ko thay đổi và rõ nghĩa hơn.
Thế thời đã chuyển sang trang
Lòng người hòa nhịp bình an ở đời.
Tuy nhiên trong thực tế, khi người sáng tác tự chủ được mình, chúng ta có thể chủ định dùng từ điệp để khẳng định nét riêng trong bài thơ và nghệ thuật của mình. Nhưng nên nhớ mỗi từ điệp phải quyết định một ý nghĩa hay nội dung khác nhau cho mỗi câu, thí dụ:
CHẤT thơ chân thật mượt mà
CHẤT tình hương vị đậm đà chứa chan
LỜI thương nhân ái dịu dàng
LỜI yêu tha thiết nồng nàn thủy chung!
Hay:
Lời HAY văng vẳng bên tai
Sách HAY giúp chữa điều sai lỗi lầm
Thơ HAY đọng mãi trong tâm
Người HAY đui điếc ngọng câm cúi đầu.
Từ 2 thí dụ cho thấy, dù điệp từ trong bài thơ chỉ 4 câu, nhưng khi đọc ta ko thấy thừa, bởi mỗi từ có một nhiệm vụ riêng, nếu thiếu nó sẽ ko thành bài thơ.
6. Lỗi vô định.
Thỉnh thoảng ta vẫn gặp bài thơ vô luận, vô kết, chỉ viết theo vần, liệt kê rồi dứt ngang ko có câu nào là đề, luận và kết, để thỏa mãn với chủ đề đặt ra… trường hợp như trên là lỗi vô định, nếu thơ dự thi thì điểm cao nhất là trung bình. Do đó người chơi thơ khi sáng tác cần Xác định thơ và văn vần là 2 thể khác nhau. [trừ thơ vui có thể bỏ qua không xét] Thì thể thơ nào nhất định phải có đề, thực, luận và kết mới thành bài thơ, nếu ko thì đó là bài văn vần giống như bài thuộc lòng cho học sinh lớp nhỏ…
7. Lục bát biến thể là gì?
Lục bát cũng có nhiều cách chơi gọi là biến thể, Thí dụ:
Hỡi cô hái nụ sen HỒNG
Để tặng cho CHỒNG hay để ước mơ
Hay:
Tòng ngòng mà ko biết GIỮ
Rồi có một ngày quý TỬ nhập gia
Chồng mà khuya sớm vắng NHÀ
Chẳng đón thiếp BÀ cũng nhận con rơi…
Hoặc: [phá luật bằng trắc, và chuyển thể mỗi 4 câu].
Chia ly mới nếm lụy vương
Có đau mới thấu vết thương quặn lòng
Duyên NỢ chăn chớ chưa xong
Sầu XÉ nỗi LÒNG ngấu nát như tương
Trăm năm đào xới ngũ thường
Ba sinh lại giẫm đoạn trường đã qua!
Hạnh PHÚC nào phải ngọc ngà
Quên THUỞ dưa CÀ bầu bí có nhau…
Biến thể dựa theo vần lục bát, thí dụ: thơ “HCM”
Còn non, còn nước, còn người
Thắng giặc mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày qua.
Hay:
Quân và dân ta nhất trí kết đoàn
Kháng chiến kiến quốc nhất định hoàn toàn thành công.
Trên đây chỉ là vài khía cạnh cơ bản thường gặp, xin được chia sẻ cho các bạn mới vào ngưỡng LB. Kho tàng thơ là vô tận như một sa mạc bao la, sự hiểu biết của mình chỉ là hạt cát, nếu có gì thiếu sót mong được các bạn bỏ qua. Mặt khác, chơi thơ luôn có sự sáng tạo, mỗi người có thể tạo cho mình một nét đặc thù, để qua đó mà làm phong phú cho Trang thơ của mình, [khuôn khổ chỉ là để tham khảo, chứ ko mang tính ràng buộc nhất định, nếu các bạn ko thích có thể ko theo].
Trọng Ưu Huỳnh