Nhằm tạo sự giao cảm với các bạn yêu thơ, sự hài hòa tuổi tác, sự chan hòa giữa sở thích, nhất là ngày càng có nhiều bạn trẻ yêu thơ Đường, để hoạt động giao lưu thơ trong Hội ngày càng đoàn kết sinh động và vui tươi hơn.
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN:
♥ Tản mạn về Ngũ Độ Thanh (thơ Luật Đường)
♥ Điều kiện để bài thơ Đường đạt chuẩn và đối thanh
♥ Thể thức Đối – Họa trong Xướng – Họa thơ Đường
Mình viết bài nầy giới thiệu vài kĩ năng đơn giản, thông thường để tiếp cận bài thơ theo quy trình “Từ cảm nhận đến bình luận” để các bạn tham khảo CẢM và BÌNH thơ ĐƯỜNG. Chúng ta sẽ thử cảm nhận và sơ bình bài thơ sau đây:
CHẤM PHÁ TƯƠNG QUAN
Điêu khắc,chơi thơ hòa nghệ thuật
Gieo vần,uốn nắn thạo nguyên căn!
Chơi thơ nén chữ câu đằn nghĩa
Dụng nghĩa vào thơ chữ trĩu oằn!
Ý tưởng xuyên đồi mùn lã chã
Tay nghề chạm núi đá nhân văn!
Dày công tôi luyện nên danh tác
Quẩn cối nhà tôi đậm dấu hằn!
(Bài thơ Đường Thất ngôn bát cú, gieo theo luật trắc vần trắc, thể “Tương quan”, có áp dụng biệt lệ và đối thanh).
Trước khi tổng quan bài thơ ta cần hiểu một chút về thể “Tương quan”. Tương quan là, cùng một bài thơ nhưng chứa đựng 2 đối tượng cùng một tính chất và nội dung. Giống như các thể màu sắc khác mà các bạn sành thơ hay chơi như: Ngũ độ thanh, Ngủ vị hương, Thủ vĩ ngâm….Nói chung các thể màu sắc ko bị luật thơ chi phối, nên tùy theo trình độ, năng khiếu, sở thích các Cao nhân thơ Đường các thời đại tự sáng tạo ra nhiều thể màu sắc ấy để xướng-họa và tô thêm nét thẩm mỹ của thơ Đường ngày càng đa dạng, phong phú hơn.
Vào cuộc: Nhìn trực diện vào bài thơ ta thấy tứ thơ có 2 nội dung tương quan (chơi thơ và điêu khắc). Ta xem xét từng cặp từ để mổ xẻ bài thơ, để những kĩ năng thông thường trong thơ Đường, ko những để bình mà có thể giúp ta rút kinh nghiệm khi sáng tác.
Cặp đề:
Điêu khắc,chơi thơ hòa nghệ thuật
Gieo vần,uốn nắn thạo nguyên căn!
Câu 1: ta thấy 2 chủ đề Thơ & Điêu khắc, tuy 2 nghề nhưng chung dòng nghệ thuật nên được nêu trong một câu.
Câu 2, cũng tương tự: gieo vần cho thơ; uốn nắn cho nghề điêu khắc. Như vậy nhiệm vụ cặp đề tương đối hoàn chỉnh.
Tuy là cặp đề, nhưng ý gợi cho ta hiểu, khi chơi thơ hay bất kỳ nghệ thuật nào tương quan đều phải thấu nguyên căn của nó. Ko nắm được nguyên lí, khuôn khổ thì sản phẩm nghệ thuật thế nào cũng bị khuyết tật hoặc lỗi thời.
Cặp thực: được ngắt nhịp 4/3: cặp thực chỉ dành cho chơi thơ không đụng đến điêu khắc.
Chơi thơ nén chữ câu đằn nghĩa
Dụng nghĩa vào thơ chữ trĩu oằn!
Ta xem cách đối của cặp thực. Vế trước: “Chơi thơ nén chữ…” đối với “Dụng nghĩa vào thơ..,”động từ đối với động từ; và vế sau: “câu đằn nghĩa” đối với, “chữ trĩu oằn” danh từ đối với danh từ.
Nếu xét toàn cặp câu thì, câu trên đối với câu dưới (câu 3 đối câu 4). Ý của 2 câu thơ nầy nói rất rõ, nhưng nếu ta ko tầm vẫn có khi bị lỗi vì: trong câu thơ tuy có 7 chữ nhưng ít nhất có 7 điểm ta mà tác giả đã dụng đúng. Điều nầy ta ko thể quên được đó là (đúng niêm, đúng vần, đúng chữ, đúng nghĩa, đúng đề, đối vế, đối câu). Nên khi cảm nhận, bình thơ hoặc chấm thơ người ta xét từng từ theo 7 điểm ấy của mỗi câu mới quyết định.
Xét về tính chất tuy cặp thực chưa phải nén chữ nhưng định hướng rằng: “chơi thơ phải nén chữ sao cho câu thơ đằn cả nghĩa và nhủ việc dùng nghĩa phải đúng, chữ và nghĩa phải trĩu oằn và đối nhau hợp lí, đúng có nghĩa ko còn chỗ cho chữ hay nghĩa khác thay thế”.
Cặp luận: thơ nhường vị trí cho điêu khắc, không đề cập đến chơi thơ.
Ta xem xét cách đối của cặp luận. Vế trước: “Ý tưởng xuyên đồi…” đối với “Tay nghề chạm núi…”danh từ đối với danh từ; và vế sau: “mùn lã chã” đối với “đá nhân văn” danh từ đối với danh từ.
Xét cặp luận: tương tự như cặp thực, tuy không nén chữ nhưng ý thơ gợi cho ta khi sử dụng bàn tay hay ý tưởng vào nghệ thuật, phải biến hóa thiên nhiên, biến vật vô tri thành tác phẩm nhân văn sao cho được con người chấp nhận. Như câu thơ đã thể hiện, khi nghệ thuật điêu khắc sờ tay phải núi, là đá của núi ấy trở thành tác phẩm nghệ thuật hoặc ngược lại, nếu tay nghề chạm phải đá thì núi ấy cũng trở thành tác phẩm nhân văn. Dù cách nói cao xa nhưng là kỹ năng đời thường, ai cũng hiểu được. Đây chính là nét tinh tế trong thơ Đường luôn đòi hỏi người chơi thơ phải thể hiện.
Người đời thường nhủ: Nghề hay một lượt nên cung cách: ý thơ, có lẽ tác giả cũng chỉ ra như thế: những người có tay nghề giỏi đa số là nhờ dày công tôi luyện, Nhà Thơ hay Nhà Điêu khắc cũng nhờ luyện mà thành, từ đó mới tạo ra sản phẩm tinh thần cho xã hội. Thật vậy, người hay luôn thấu rõ nguyên căn, chỉ làm cần một lần cũng đủ để tạo nên tác phẩm nghệ thuật hay danh tác cho đời. Đối với người quẩn cối, dù là nhà nào cũng chỉ giỏi với mình chứ không thể giỏi với người.
Xem tổng quan bài thơ, chỉ là thể loại Đường Luật bình thường, tác giả không nén chữ nên người đọc rất dễ cảm nhận. Tuy nhiên, đây là thể “tương quan” một trong những màu sắc của Thơ Đường mà các thi hữu khác ít dùng so với thể sắc thái khác. Nếu khảo luận riêng cặp kết chúng ta thấy tác giả đã gởi thông điệp vào Ý thơ rằng: Dù bạn là Nhà thơ, Nhà Điêu khắc, Sinh Vật cảnh, Nhà văn hay Nhà nào bất kỳ…Nếu đóng cửa để nghiên cứu, sáng tác dù có hay cũng lập lại cái tôi của mình mà thôi.
Từ cảm nhận bài thơ, lúc nầy nếu bình thơ ta có thể hiểu được tứ mà tác giả đã gieo vào bài thơ và đặt vị trí cho người chơi thơ với nhà Điêu khắc thế nào nên ko cần kết luận thêm ở đây. Nhưng điều cần suy ra cái ý tưởng “tương quan” trong thơ để ta thấy ý thơ được mở rộng hơn nữa; tứ thơ của tác giả đã nối mạch tương quan đó vào cuộc sống con người, chứ không còn song hành là “Thơ & Điêu khắc” nữa. Vậy, dù bài thơ không nén chữ trực tiếp, nhưng gián tiếp cho thấy, tác giả dùng phương pháp “tương quan” thông qua kỹ năng dụng từ ngữ đời thường để “nhân hóa” làm cho tứ thơ đậm đà “nghệ thuật vị nhân sinh”cái nhu cầu không thể thiếu đối với vai trò của thơ, mà chỉ có thơ Đường mới gánh vát trọn vẹn vai trò ấy.
Bài viết nầy với tinh thần “cây nhà lá vườn” mục đích định hướng cho các bạn yêu thơ nhưng mới vào ngưỡng. Bài ko phải viết theo quy trình hướng dẫn kỹ năng bình thơ chuyên nghiệp, và cũng chỉ phát họa vài nét trong đa vạn nghệ thuật cảm và bình thơ Đường mà thôi, nếu cao nhân nào đọc có gì thiếu sót xin thứ lỗi../