Thơ là món ăn tinh thần được thâm nhập vào tâm tư tình cảm con người một cách lặng lẽ và tế nhị so với Âm nhạc, Điện ảnh… Có lẽ vì vậy mà thơ lan tỏa rất êm đềm và chậm được cách tân so với các môn nghệ thuật khác, trong đó phương pháp Xướng – Họa thơ Đường là tồn tại lâu và gần như bất dịch bởi một khuôn mẫu nhất định.
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN:
♥ Vài kĩ năng Cảm & Bình thơ Đường
♥ Tản mạn về Ngũ Độ Thanh (thơ Luật Đường)
♥ Điều kiện để bài thơ Đường đạt chuẩn và đối thanh
Có 2 thể thức họa thơ Đường luật mà ta thường gặp là: Họa Hạn Vận và Họa Phóng Vận:
– Họa hạn vận là phải theo sự hạn định trước. Người ta ra đề và cho vần nào thì mình phải dùng vần ấy. Họa hạn vận thường không có bài xướng để dựa theo mà chỉ dựa vào đề để họa. Thể thức nầy người xưa thường dùng trong thi cử, ngày nay hiếm thấy ai dùng.
– Họa Phóng Vận là phỏng theo vần của bài xướng để họa lại, nên vần trong bài họa phải theo vần trong bài xướng. Còn ý nghĩa thì tùy theo người họa có thể kế thừa hay mở mang thêm hoặc phản đề ( ý nghĩa ngược với đề bài xướng).
Họa phóng vận được chia ra 4 hình thức là: Họa Nguyên Vận, Họa Đảo Vận, Họa Hoán Vận và Hoạ Tá Vận.
Trong bài viết nầy mình xin giới thiệu một thể thức Xướng – Họa chưa được phổ biến nhiều gọi là “ĐỐI – HỌA”, đây là thể thức “Xướng- Họa đối nhau”, có nghĩa là: “Bài Họa đối với bài Xướng”. (thể thức nầy trên cơ sở thừa kế hình thức Họa Tá Vận trong thể PHÓNG VẬN) để các bạn tham khảo và tạo thêm màu sắc trong vườn thơ.
QUÂN TỬ (Thủ Vĩ Ngâm – Ngũ Độ Thanh – Đối họa)
TIỂU NHÂN
Theo thể thức “ĐỐI HỌA” có mở hướng thoáng và thuận lợi hơn cho người HỌA:
Chủ đề bài HỌA luôn ĐỐI với chủ đề bài XƯỚNG. Thí dụ: Bài XƯỚNG đề là “Quân Tử” thì bài HỌA phải là “Tiểu Nhân: và từ đó suy ra: Cao thượng – Thấp hèn; Vinh quang – Nhục nhã; Chính – Tà; Thiện – Ác; Yêu – Ghét; Trọng – Khinh; Vinh – Nhục; Giàu – Nghèo; Được – Mất…
Nội dung Bài HỌA không họa xuôi theo bài XƯỚNG, mà họa ý ngược lại từng câu (đề, thực, luận, kết), Chúng ta khảo quan từng cặp từ của 2 bài thơ QUÂN TỬ & TIỂU NHÂN để xem xét ý nghĩa các câu XƯỚNG & HỌA đối nhau thế nào làm thí dụ (không phải bình thơ):
Xét Cặp Đề của bài XƯỚNG:
Xét Cặp Đề của bài HỌA:
Ý thơ của cặp đề chỉ ra rằng: Cùng tồn tại trong một thế giới vật chất, nhưng có những con người ko chút bợn nhơ, họ chỉ dựa vào chính bàn tay, khối óc để thành công. Ngược lại có kẻ thì suốt cuộc đời chỉ luôn dựa vào uy quyền, thân thế của người khác để thành công và thành công của của họ là vun vén danh lợi riêng tư riêng tư… (2 mẫu người luôn tồn tại song hành trong XH nhưng khác nhau về nhân cách).
Cũng tương tự cặp thực của bài XƯỚNG.
Cũng tương tự cặp thực đối lại của bài HỌA.
Trong cặp thực phản ánh về tính cách: cuộc sống chúng ta thường thấy có người khi hòa vào tập thể bằng tâm ý anh minh chính đại, luôn cho ý đẹp lời hay, giúp tập thể bằng chính kiến… Tuy nhiên ngược lại, cũng có kẻ khi đồng tâm thỏa hiệp là bày bố kế hoạch, mưu đồ vẽ duyên đủ điều, hòng chen lợi ích cá nhân vào để thôn tính…
Cũng tương tự cặp luận của bài XƯỚNG.
Cũng tương tự cặp luận đối lại của bài HỌA.
Trong cặp luận đã làm sáng tỏ thêm tính cách, từ đó luận bản chất, đức tín nhân vật: Rõ ràng có người suốt đời luôn đem nghĩa cử, sự chân tình để dâng hiến nhằm tốt đời, đẹp đạo mà chẳng cầu mong hơn thiệt điều gì, thậm chí có khi họ phải hy sinh đến tính mạng… Ngược lại có kẻ đạo nghĩa và lòng nhân của họ chỉ là ảo để che đậy tâm địa thời cơ, qua đó họ dâng cho đời là thiên vỡ vụn, hổ lốn, phiền toái bởi chủ nghĩa cá nhân, cơ hội…
Cũng tương tự, cặp kết của bài XƯỚNG:
Cũng tương tự, cặp kết đối lại của bài HỌA.
Cặp kết đã nêu lên đại thể về ý nhằm khẳng định đánh giá nhân vật:
Để xem xét đánh giá một người chính nhân, thì khoa học phải chứng minh bằng hằng nghìn trang giấy, hằng biết bao cuộc hội thảo và bỏ ra nhiều công sức tiền bạc để đánh giá. Nhưng với THƠ thì chỉ một câu đánh giá có thể đại diện được cho người quân tử hay tiểu nhân. Bởi trong ý thơ đã nén vào đó một bản chất đựng sẵn:
Người quân tử luôn vui mừng khi thấy người thân, bạn bè của họ thành công, chứng tỏ họ là người VÔ CẦU, không đố tỵ với người.
Ngược lại với người tiểu nhân họ chỉ biết sống cho mình, họ muốn trên trần gian nầy họ không ai hơn họ, bởi lòng ganh tỵ, tham danh trục lợi mà ra. Chính vì vậy nên sống ở càn khôn có người không giàu sang quyền quý nhưng đức tính của họ luôn cao thượng và được thiên hạ tôn vinh, trái lại lắm người thế lực và giàu có, nhưng ko được đời trọng vọng và mãi mãi họ vẫn phải chịu thấp hèn…
Theo thể thức ĐỐI – HỌA có vài nét mang tính nghệ thuật MỞ nên có thể thuận lợi hơn, cụ thể như:
– Bài HỌA được sự dụng độc lập từ ngữ; cũng có thể điệp từ với bài XƯỚNG, nhưng ko điệp nghĩa với bài XƯỚNG.
– Vận của bài HỌA luôn khai thác tính MỞ nên không nhất thiết phải theo vận bài XƯỚNG.
– Câu HỌA luôn đối nghĩa với bài XƯỚNG (ngược lại hay còn gọi là phản đề).
– Bài XƯỚNG có ĐỀ là tính cách của một nhân vật CHÍNH, thì bài HỌA nhất thiết cũng phải HỌA tính cách nhân vật TÀ.
– Thể thức ĐỐI – HỌA mở hướng cho vai trò của thơ, nhằm phát huy đề cao “Nghệ thuật vị nhân sinh”
Cải tiến lối “nghệ thuật vị nghệ thuật”; chạy theo một chiều, chỉ ca ngợi cái đẹp, mặt tích cực mà ém nhẹm cái xấu, mặt tiêu cực trong cuộc sống; từ đó làm cho Thơ thật sự thâm nhập và phản ánh được cuộc sống hiện thực, đời thường, làm món ăn tinh thần cho mọi người.
Bài viết chỉ mang giá trị tham khảo cho các bạn yêu thơ và bạn thích chơi XƯỚNG – HỌA. Người viết mong được có nhiều bạn quan tâm góp ý hoàn thiện, để vườn thơ thêm sắc màu, qua đó góp phần vào việc cách tân ĐƯỜNG THƠ VIỆT.