Tản mạn về ĐỨC – TRÍ xưa & nay

Nhiều học giả ngày xưa tuy khác nhau hàm vị, thế hệ, nhưng giống nhau quan niệm về “Tài Đức”. Mỗi học giả đều có lời nói hay về trí đức, ko phải là sự sao chép mà là kế thừa mang tính khuôn mẫu, như quy luật của đạo làm người. Bởi theo cách nhìn của hậu thế, tuy luận điểm của mỗi học giả có sự giống nhau về tư tưởng nhưng khi đọc ko hề có sự nhàm chán. Đây còn xem như tiêu chí, thước đo danh tiết của nhân vật với người đương thời và hậu thế. Đơn cử một câu danh ngôn của Bác: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, ko có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, ko gốc thì cây héo…”. Đạo đức với người xưa luôn là gốc của kiếp làm người, nên người xưa thường nhắc nhau châm ngôn: “Tích đức lưu tại tử tôn; tích tài tán ư thiên hạ”. Người có học thức xoàng ở mọi thời đại ai cũng hiểu lời răn vàng ngọc đó.

Tản mạn về ĐỨC – TRÍ xưa & nay

Tuy nhiên, trong cuộc sống, dù ở môi trường nào cũng thế, ít người nghĩ suy đến đạo lý nầy. Khi phải cân nhắc, chọn lựa tương lai của mình, của người thân trong gia đình, từ thế hệ nầy lưu truyền đến thế hệ khác đa số là: Chọn chỗ ngồi tốt, thế lực, vinh hoa phú quý; hay nói cách khác đó là tiền tài danh vọng… chứ đâu ai chọn chỗ ngồi đạo đức… tương tự ai cũng thích giàu sang phú quý, để nhiều tài sản cho con cháu, chứ ít người thủ nghèo trong sạch, để dành đức cho cháu con kế thừa.

Thời hiện đại người ta thích hội, bàn rôm rã, để o bế vân vê nhau, mâm cỗ sum suê… xem đó là nhiêm vụ thường xuyên; ĐỨC tiêu biểu là sự đồng tình bằng một hình thức biểu quyết tha vuốt, tặng nhau, để nhìn vào ai cũng đủ mác ĐỨC + nhãn TÀI, nhằm đủ chuẩn ngồi cao [bởi vị thế to nhỏ đều đặt hình thức ĐỨC là hàng đầu TÀI là ưu tiên]. Còn thực tế người có chuẩn ĐỨC – TÀI như Bác Hồ dạy thì ko ai dám bàn sâu. Năm khi mười họa mới nghe một ý kiến phản biện về cách chọn người thực ĐỨC – TRÍ, nhưng cũng hiếm thấy đề tài được bàn thực hiện đến nơi đến chốn, có lẽ ai cũng cần muốn được bình yên trong xã hội nhộn nhịp của lợi danh. Nên cuộc vận động toàn xã hội học tập và làm theo gương Bác chỉ chuyển theo hướng tự giác.

Niềm tin của xã hội thực dụng và người danh lợi dù họ có sơn vàng phết bạc, dán nhãn mấy lớp nghĩa nhân thì ruột của nó vẫn ko thay đổi, bằng mắt thường vẫn trông rõ. Cụ thể nếu nhìn vào tư duy và hành động của người TÀI – ĐỨC thời cuộc sẽ thấy biểu hiện như sau:

+ Niềm tin thôi thúc là: chữ TÀI, là hàm vị…
+ Tương lai là: Địa vị xã hội, là chỗ ngồi là uy quyền, thế lực…
+ Hạnh phúc là: bình yên hưởng thụ, là ăn sang mặc đẹp…
+ Lí tưởng là giàu sang phú quý, là thành công, là ngồi trên thiên hạ…

Do đó ĐẠO ĐỨC hay NHÂN CÁCH được dán vào cũng chỉ là thứ hình thức, như “Lễ tân ngoại giao”. “Đi với Phật mặc Ca Sa, đi với ma mặc áo giấy”. Nhân cách và đạo đức với xã hội thực dụng là giả dối lẫn nhau khi quan hệ, khi hiệp thương nhóm bàn, biểu quyết… cốt sao lấy lòng nhau và tròn người, vẹn ta, yên đời.

Dù loài người tiến bộ có lèo láy xã hội thế nào thì ĐỨC và TRÍ mãi quan hệ khắn khít nhau. Người trí thức thật sự, và người sống thiên về đạo lí, xã hội nào họ cũng hướng đến thực TÀI, thực ĐỨC. Tùy theo môi trường sống, làm việc mà họ suy nghĩ, nói và hành động… đến khi họ không còn phát huy được nữa thì họ sẽ im lặng để bình yên. Tuy vậy họ vẫn không thể xem nhẹ chữ ĐỨC. Bằng trực giác hay trực quan chúng ta có thể nhìn ra người sống thiên về đạo đức, bởi họ thường bộc lộ những thứ bản chất cơ bản như:

+ Luôn sáng tạo và hướng đến cái mới; cái chân, thiện, mỹ; cái bình đẳng, tự do, công bằng và bác ái; luôn xem trọng nhân cách, luôn đứng sau mọi người.
+ Luôn tự giác, không hề nặng khoa cử nhưng biết quý trọng hiền tài; rất trọng đạo lý, lời hay, ý đẹp; thích cuộc sống thanh nhàn, trong sáng.
+ Không hòa đồng giữa thiện với ác, chính với tà; không khép nép, khiếp nhược hay ươn hèn trước quyền uy, thế lực bất công.
+ Không lặng im trước những vấn đề bức xúc của thời cuộc, với quốc kế dân sinh; sẵn sàng hứng chịu gian lao thử thách và luôn hành động trượng nghĩa.
+ Không ngụy biện và luôn đứng về chân lý, trí thức; tin tưởng sức mạnh của chân lý bởi họ nghĩ rằng chân lý chỉ có một mà thôi.
+ Không lý luận suông, luôn uốn lưỡi trước khi nói, suy nghĩ trước khi hành động; biết lỗi khi làm sai nên luôn tự hoàn thiện họ.
+ Không thích thói hùa, siểm, a dua; không lụy danh cầu lợi, chất lượng cuộc sống Không trộn lẫn vào sự biến đổi màu sắc của thế cuộc…

Đó là đức tính có tích cách tiêu biểu của người ĐỨC TRÍ hay cách chọn TÀI ĐỨC qua các thời kì. Nếu so với tiêu chí chọn TÀI ĐỨC thời nay cũng ko mấy khác; chỉ khác là người xưa chọn và trọng ĐỨC TÀI qua THỰC NGHIỆM; nay thì chọn dựa vào nền NHÃN MÁC & QUY HOẠCH. Nên có người nghiên cứu sử học nói ngoài lề: giả sử đem cơ chế bây giờ mà áp xét lại nhân vật lịch sử thì Việt Nam, thì sẽ có nhiều bậc TRÍ THỨC, kẻ sĩ, anh hùng… ko đạt, bởi hào kiệt ngày xưa chỉ thực TÀI thực ĐỨC vì đa số tự phát, tự giác, không đủ chuẩn bằng cấp… có thể là thời thế tạo anh hùng… mỗi thời mỗi khác là vậy…

Lậm của công hời thấu lẽ khôn
Quyền uy thế lực thuở sinh tồn
Đa tài sổng đạo đồng phi nghĩa
Đức lễ xanh nguồn hậu tử tôn!?

Bài viết chỉ tản mạn vài nét mặt trái của cuộc sống ĐỨC TÀI xưa & nay, để bạn nào hay nói ĐỨC TÀI nghiên cứu tham khảo làm phong phú cách nhìn hơn… Nếu có điều chi sai sót mong được mn lượng thứ.

Trọng Ưu Huỳnh
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Scroll to Top