SUY XƯA: Đọc sách xưa ta suy luận, tư tưởng người xưa ko phải lí luận suông, mà tất cả đều được tổng kết khá chuẩn về cuộc sống, về nhân tình thế thái. Bài thơ trên mình chỉ hệ thống vài tư tưởng ấy để chúng ta cùng nghiên cứu, qua đó suy gẫm với tư tưởng và cuộc sống xưa & nay.
Lửa tình đốt dạ người ghen tỵ
Lòng gỗ muôn đời kỵ mực ngay
Nghịch nhĩ chi đàm, đai ấm ức *
Trung ngôn bất mĩ, chuốc u hoài*
Nhân thần chi lễ, tam ngôn tỉnh*
Mỹ tửu, lợi danh, nhất tự say *
Thuốc đắng lưỡi đai lòng dã tật*
Mĩ ngôn bất tín nhọc anh tài *.
Ta thử mổ xẻ những khía cạnh vấn đề nêu trên:
1. Người ngay thường nói thẳng, lời nói thẳng thường trái lỗ tai nên dễ gặp phiền phức và mang nổi ấm ức. Mực ngay luôn đau lòng gỗ. Lời thật hay mếch lòng nhau là vậy. Đạo lí tuy giản đơn mà ko đơn giản chút nào.
2. Những người trung can thường có lời khuyên chân thành, đã chân thành thường không hoa mĩ, nên cũng dễ gặp bất trắc, nhọc nhằn, chuốc lấy u hoài. Trong các thời đại biết bao nhiêu người “chết ngay”; nhiều người tiêu tan công danh, sự nghiệp, nhiều người suốt đời phải mang ấm ức chỉ vì “trung ngôn”.
3. Sách xưa có câu: “Nhân thần chi lễ, tam gian bất chính”. Ý khuyên: làm trung thần nếu nếu ba lần can gián mà trên không nghe thì nên trả áo mão và nhanh chóng rời xa kẻo vướng lấy họa tai. Bởi khuyên phải mà trên ko nghe thì sự việc ấy ko còn đơn giản nữa. Nếu ta ko thức tỉnh mà tiếp tục khuyên lần nữa thì nguy nan là chắc. Chu Văn An khi dâng “Thất Trãm sớ” ko được Vua Trầ Dụ Tông chấp nhận Ông bèn treo ấn, trả áo mão từ quan về ở ẩn dạy học nhờ vậy mà tồn tại.
4. Ở đâu có mỹ tửu và danh lợi ở đó một chữ cũng phải dè dặt, coi chừng bị say men tình hoặc bị vật chất cám dỗ. Ý người xưa: Nơi danh lợi, Mĩ tửu dù một chữ cũng phải giữ, một cử chỉ cũng ko được sa ngã, vì ở đó dễ bị say sắc đẹp, say tiền tài danh vọng. Bởi biết bao nhiêu anh hùng từng bị các thứ ấy mà ngả ngựa.
5. Thuốc đắng làm cho lưỡi miệng cảm giác khó chịu, nhưng khi dung nạp được sẽ trị được bệnh tật. Ý khuyên con người: luôn thu nạp lời chê đắng cay, dù đúng dù sai thì cũng giúp cho ta cả: Đúng giúp ta chữa được bệnh tả, sai thì chỉ ta tránh được bệnh hữu.
Thói thường ai cũng biết ta nhiều, biết người ít; thích nói nhiều hơn thích nghe; nhưng khi môi trường sống thay đổi ta lại phải mâu thuẩn với chính mình. Nhiều người từng mang thói thường ấy theo suốt cuộc đời. Ai cũng từng có tuổi trẻ, cũng từng là học viên ngủ gật, đọc sách báo, làm việc riêng hoặc bỏ giờ trong những buổi học chính trị, đạo đức. Khi trò chuyện nhau cũng ít khi ta chịu lắng nghe ai đó nói đạo lí người xưa… Ko học, ko nghe ko có nghĩa đã hiểu rồi, mà do ko thích nên ko học, ko nghe; đã vậy có khi lại ta ko có thiện cảm với thầy và người thuyết giảng. Vì sao? đó là thói thường… Tuy nhiên khi ta được đứng trên bục nói, được làm thầy, thì ta lại ghét mấy bạn học viên như thế. Vì sao? Đó cũng là thói thường. Hoặc khi được khen thì rất vui và cảm tình với người khen, dù đó lời khen tặng (vị tình cho thêm) hay khen ngoa; nhưng khi bị chê thì ta rất buồn và mất thiện cảm với người chê, dù đó là lời chê đúng. Vì sao? Bởi đó là thói thường. Thói thường làm triệt tiêu các mối quan hệ tốt đẹp, (đóng cửa bạn, nhưng mở của thù); tạo thành thói quen khiến tư duy con người trì trệ, do vậy khi nhìn đời phán việc dễ rơi vào phiến diện. Thói thường đó có khi làm con người thiếu nghị lực và ý chí, nên dễ bị người khác điều khiển, do đó dễ thất bại trong cuộc sống.
Sống quá “thủ cựu” thì ko tốt, nhưng “bày cựu nghinh tân” lại càng ko nên. Chuẩn mực của đạo lí luôn hài hòa giữa cũ và mới. Nên cuộc sống ở mỗi chúng ta tùy hoàn cảnh mà chi phối liều lượng thích hợp mới có thể hòa nhập với cộng đồng. Đạo lí người xưa dạy chúng ta đừng vì ganh tị mà lu mờ lí trí; ko nên sợ thuốc đắng; đừng vội chê trách miệt thị đạo lí cũ kỹ, hãy trân trọng lời hay ý đẹp; quý trọng người hay khuyên nhủ mình… cởi bỏ thói thường để thân thiện và thu nạp được nhân tố tốt đẹp là ta đã tự mở được gút mắc trong cuộc sống để kết thân với bằng hữu tốt vừa “mở cửa tâm hồn” để hòa nhập với trí thức “cổ kim”; qua đó có thể ta thu được chân giá trị “làm người là để sống chứ không phải tồn tại”. Sống như vậy dù hèn cũng thể, dù làm quan hay đi cày, dù sống ở đâu, cũng ko nhục, ko sợ thất bại; ko ai làm phiền chúng ta và cả đời ko phải nơm nớp, thấp thỏm và ko bao giờ ngủ giật mình!