Vạn thuở kim tiền mua chữ đức? / Trăm sàn nhãn mác đổi tài danh? / Ngàn phiên thế lực bì nhân phẩm? / Thiển đạo chồm cao sĩ bất lành!
Người xưa luôn lấy đức làm trọng, xem đức là cái gốc. Người bất đức dù có lắm tài cũng không làm được việc lớn; thiển đức thì không thể làm tốt việc thường. Đức của con người xưa không tách rời “Ngũ thường”. Tiêu chí: NHÂN, LỄ, NGHĨA, TRÍ, TÍN là chuẩn hàng đầu để chọn nhân tài qua thi cử và đề bạt, cất nhắc giao việc đại sự quốc gia trong thuật dụng nhân của người xưa.
Tranh thư pháp chữ Đức. |
Đọc sách xưa ta thấy:
Người tài đức cao họ thường lấy việc nghĩa làm trọng, tư tưởng luôn vô cầu, hành động luôn vì quốc kế dân sinh, họ không tham hàm vị, quyền lực hay phú quý… nên ở đâu, vị trí nào họ cũng làm tốt phận sự, không để hậu quả xã hội, do đó nhân phẩm và danh thơm mãi tồn tại với đời.
Người tài cao hơn đức hay chỉ trọng tài thì luôn thấy lợi ích cá nhân; thích nhãn mác, dùng quyền lực để thăng hoa, để giàu sang vinh hiển… Và khi nắm thế lực trong tay, họ thường kéo bè lập cánh để bảo vệ và suy tôn nhau… Nên dưới trướng họ lợi ích cá nhân thì luôn sum suê, còn lợi ích chung thì mãi lũng đoạn. Với họ thế lực và vật chất có thể mua thần bán thánh, là thước đo để quyết định sự thành công hay thất bại của con người, nên nhân phẩm, đạo lí hay thanh danh thì họ xem như mây khói.
Quan miệm về giáo dục của người xưa là: tài đức song hành, nhưng lấy đức làm trọng. Chuẩn của người có tài phải nhuần thông và mẫu mực đạo “ngũ thường”. Đối với người không được học tài hoặc không học đến nơi thì được chú trọng giáo dục đạo đức thuần khiết hơn, để giữ được cái gốc.
Mặc khác, cơ chế dụng nhân của người xưa luôn coi trọng thực học, thực tài. Người dù có học vị, có tài nhưng thiếu đức sẽ không được trọng dụng. Lịch sử để lại cho thấy việc dụng nhân của người xưa đã huy tụ được sức mạnh của toàn xã hội cho quốc gia ở mỗi giai đoạn.
Thời đại nào cũng vậy, trong thuật dụng nhân, ai cũng thừa hiểu và nói thạo dụng người tài đức, mà đức là gốc. Nhưng thời nay nếu phải nai thân cả đời khổ luyện, để đạt thực tài, thực đức thì chúng ta có thể không còn chỗ chen chân, nếu có chen được thì đức sẽ ngồi đâu làm gì thời đại @ nầy.
Thời “vật chất quyết định ý thức” nếu không bị chê phiến diện, thì thực hay không thực tài sẽ như nhau; còn thực đức chưa chắc đã được có chỗ đứng yên ổn, đừng mơ được xã hội xem trọng. Ngày nay đức cao sẽ khó hoà nhập vào cộng đồng nên cũng không thể có địa vị; không quyền lực nếu không giống bụt thì cũng như khúc gỗ thời đại chỉ làm cản trở bánh xe lịch sử mà thôi. Còn ta chỉ có đức mà thiếu tài, đức kiểu nhãn mác, kiểu bè cánh… cũng chỉ là con cờ của thời cuộc chứ không thể ích nước lợi dân.
tranh gạo thư pháp Tài Đức. |
Thời hiện đại, nếu cơ chế dung nạp người đủ tài đức thì xã hội chắc hẳn chóng phồn thịnh; nếu đề bạt cất nhắc, phân công giao việc… mà nhắm vào đức trọng thì bộ máy sẽ trong sạch không có lại nhũng. Còn nếu giao quyền lực cho người không có đạo đức thì đương nhiên họ chỉ biết dùng quyền lực thì cơ hội nẩy nở, cá nhân chủ nghĩa ngự trị.
Bàn về quan hệ tương quan giữa đức tài với quyền lực & nhân phẩm thì ai cũng nhận ra rằng: Nếu quyền lực được giao cho người có tài đức, thì họ luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, không tắc trách nhũng nhiễu và luôn hoàn thành nhiệm vụ được mn tin yêu. Ngược lại, nếu giao quyền lực cho người thất tài đức, hoặc có tài nhưng hẫng đức thì hiệu quả xã hội sẽ không thể cao và hậu quả xã hội khó lường.
Đạo đức quyết định nên nhân phẩm con người, chỉ thứ ấy mới tạo danh thơm chứ không phải quyền lực hay nhãn mác. Nhân phẩm là thứ cao quý nhất của con người, khi con người ra đi thanh danh ở lại.
Chúng ta nghĩ gì về sự ra đi của Ông Nguyễn Bá thanh?
Không chỉ dân Đà Nẵng mà cả dân tộc vô cùng thương tiếc, vì sao? Bởi Ông đã thể hiện được TÀI – ĐỨC – QUYỀN LỰC – Ý THỨC – TRÁCH NHIỆM trong một hoàn cảnh lịch sử để tạo bước ngoặc cho thời kỳ hậu đổi mới của đất nước. Dù vị trí của ông chưa phải ở đỉnh cao, dù sứ mệnh chưa trọn, nhưng có lẽ dư luận sẽ đồng tình cao khi xét ông là người vì dân vì nước. Vậy nên thanh danh Ông Nguyễn Bá Thanh sẽ ở lại mãi với nhân dân Đà Nẵng và cả dân tộc Việt Nam, hi vọng Ô sẽ trở thành huyền thoại đang thời của thế kỉ 21, để làm bài học cho người đang sống và cả thế hệ mai sau.
Không có gì có thể đổi lấy nhân phẩm, nếu không có đạo lí sống trong sáng. Tất cả quyền lực, giàu sang phú quý chỉ tồn tại nhất thời trong giai đoạn lịch sử, khi chúng ta ra đi chúng sẽ trở về cùng cát bụi; chỉ thanh danh mãi vĩnh cữu với đời.
Huynh luận về tài đức và thế sự rất vẹn toàn . giá mà xã hội thực hiện đc như thế thì phước lành cho đát nước.
TÀI-ĐỨC luôn như cặp song sinh trong một nhân cách chân-thiện-mỹ! Chuyên đề cuối tuần này đệ hết sức tâm đắc huynh Trọng Ưu ạ!
Kính chúc huynh cuối tuần ấm áp an vui,thư nhàn huynh nhé. Cho đệ mời tạm tách trà đến huynh.
Cảm ơn huynh Trọng Ưu Huỳnh Trọng Ưu về bài viết cuối tuần rất hay và ý nghĩa!
Xưa – Nay khác nhau quá nhiều.
Ngày xưa giữ được Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín và trọng Đức trọng Tài là vì luật nghiêm từ trên. Có những trường hợp Thái tử mắc lỗi lầm nghiêm trọng cũng bị truất phế để lập Thái tử mới huống gì các quan lại. Ngày xưa các triều đại phong kiến có chức quan Khâm sai hầu hết rất thanh liêm chánh trực. Họ có thể xử các quan cấp phủ trở xuống và trình vua xử lý các quan khác trong triều nữa. Do vậy, dù thời nào cũng có quan tham nhưng xưa nghiêm từ trên nên nhiều vương triều phong kiến đã làm cho xã hội trật tự, an lành, phát triển và đất nước phồn thịnh chống giặc ngoại xâm rất tốt.
Xã hội ngày nay loạn từ nóc, hỏng từ trên nên thật khó. Người đức, người tài ít được trọng dụng (chỉ với tỷ lệ rất thấp) mà chủ yếu là chạy việc, chạy chỗ, hạy chức, chạy quyền. Mà chỉ những kẻ có lắm tiền nhiều của và thân thế của người hức to thì mới có khả năn "chạy" được.
Xã hội loạn và hỏng trong hầu như khắp các lĩnh vực đời sống kinh tế chính trị xã hội văn hóa…
Người ta ham lo lợi ích cá nhân thì làn sao lo tốt cho dân cho nước và chắc chắn cũng chẳng dám nghĩ đến chống giặc ngoại xâm.
"Bao giờ cho đến ngày xưa!" Đây lại là câu nói đùa của nhiều người nhưng lại rất đúng và rất trúng ở nhiều vấn đề lĩnh vực.
Cảm ơn huynh lần nữa!
Ngày mới an lành vui vẻ huynh nhé!
Chào đệ Lê Thuấn ngày mới an lạc!
Thời đại cũng vậy, phiên đời nào cũng có sàn danh lợi, đạo đức luôn là mục tiêu đối kháng của trí thức thời cuộc, lịch sử minh chứng từ trí tài nhân văn đến quyền lực là ải lợi danh là tuồng tich lâm li, hài kịch, bi kịch, thảm kịch … quyện thành xã hội và dòng đời vẫn chảy, bánh xe ls cứ lăn vậy!
SĨ THỜI CUỘC…
Phàm mê nổi phận thần bi hoá
Kẻ lậm mưu cầu kiếp nhẵn tha
Đức hẫng xàm rêu đời lụy quả
Tài non gán chảnh đạo can hoà
Chân thành lỡ nghiệp trơ đồi lá
Thiện tất khi nghề bẵng sỏi hoa
Mĩ dục, luân thường nên giá cả
Nguồn cơn gạn bỏ sắc thiên tà!?…
Bài viết của chú thật tuyệt vời: hay, sâu sắc, ý nghĩa; thông qua bài viết của chú mong rằng thức tỉnh được nhiều người chỉ nghĩ đến lợi danh mà đánh mất nhân phẩm. Kính chúc chú trẻ khỏe mãi để giúp ích cho xh, cho chúng cháu noi theo ak!
Bài này của Bác thấy quen quen, chắc do bao đời răn dậy! nhưng thấy với thời nay người mù, câm, giả điếc nhiều nên em thấy nó sao sao lạc lõng chỉ để mình đọc mà chả biết ngẫm sao Bác à. cám ơn Bác nhắc ạ!