Luận về Khôn và Dở của người đời xưa nay

Nếu tách khoa học chúng ta có thể nói: Tạo hóa sinh ra con người đều bình đẳng không ai là hay, không ai là dở, chỉ tại môi trường sống của mỗi người hình thành nên tư duy và nhân cách.
Tuy nhiên, nếu mỗi cá nhân biết chọn lọc môi trường sống, biết vượt qua số phận, biết rèn luyện, học tập lẫn nhau thì cá nhân con người ấy chắc hẳn phải là người hay.

Theo Luận ngữ của Khổng tử nói về học đạo làm người, có câu: “Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên. Trạch kỳ thiện giả nhi tòng chi, kỳ bất thiện giả nhi cải chi”. (Ba người cùng đi, tất có người là thầy ta. Ta chọn điều tốt để đi theo, còn điều không tốt thì tránh đi).

Luận về Khôn và Dở của người đời xưa nay

Từ luận ngữ nầy mình đem áp vào cuộc sống để bình nghị và rút ra vài nét về cái khôn dở của người đời để làm giàu thêm cách nhìn khôi hài về cuộc đời và góp vui cùng các bạn:
Luận về cái dở của người khôn: Dù trong hoàn cảnh nào họ vẫn tin vào chân lí luôn khách quan và mang lại công bằng, lẽ phải. Họ luôn dựa vào mình làm động lực để thành công, không bao giờ dựa dẫm vào người khác dù là người thân của họ. Dù vậy từ xưa nay cũng không ít người thành công, nhiều người cũng làm nên sự nghiệp. Tuy nhiên xét theo xu hướng tiến bộ và lời dạy của Khổng Tử: Nếu những người thành công ấy mà chịu dựa dẫm thêm ở người khác, chọn lọc và học tập thêm ở mọi người, chắc chắn mức độ thành công của họ sẽ cao hơn gấp bội“. Đó chẳng phải là cái dở của người khôn hay sao?

Mặt khác, vì quan niệm sống cứng nhắc, chỉ dựa vào mình nên không ít người thất bại, có người dù phải tiêu tan tài sản, danh vị, thậm chí mất cả tính mạng họ vẫn không bao giờ thay đổi lập trường, quan điểm, khi họ cho đó là chân lí. Họ luôn xem vật chất thậm chí cái chết nhẹ hơn thanh danh con người, nên dù phải chết cũng không thay đổi quan niệm sống bởi sợ mất danh. Hành động ấy không phải là xấu, nhưng nếu cần thay đổi quan niệm mà vẫn không hề bị mất thanh danh thì chẳng nên thay đổi hay sao?. Đây có phải là cái dở của người khôn? Đi xa hơn một chút, ví như chu Văn An, dù không cộng tác với triều đình, ông cũng không hề giúp cho bọn phản lại triều đình, mà chọn ẩn cư dạy học, việc làm của ông chẳng thơm danh hay sao?
Luận về cái khôn của người dở: Có lẽ họ thừa hiểu, người dở muốn có danh vị và sự nghiệp không có con đường nào khác ngoài con đường chui lòn, đi tắt đón đầu. Vì vậy họ sẵn sàng chịu nhục để làm điều gì đó, miễn sao họ được danh và lợi, quyền và thế, như vậy xem như là thành công, là vinh với họ. Thật vậy, nhờ chiêu thức ấy mà mọi thời đại, có không ít nhiều người dở ẹt nhưng lại sớm đăng quang, quyền quý. Trong khi hàng tá người khôn phải đứng dưới họ nhiều bậc, nhiều lớp, phải làm tua rơ, làm trợ lý giúp việc cho họ…Đây chẳng phải là cái khôn của người dở?

Luận về khôn dở, tự cổ chí kim không mấy khác. Từ khi khai thiên lập địa, khi con người biết sử dụng ngôn ngữ, chữ viết, con người đã biết cái khôn và dại, hay và dở. Khi biết dụng thuật ngữ thì con người chia cái khôn có nhiều kiểu khác nhau: Như khôn ngoan, khôn khéo, khôn lanh, khôn lỏi, không nhà dại chợ… và những phương pháp hư tự như: khôn lèo lách, khôn ranh, khôn quỷ, khôn thời cuộc…Tương tự cái dại, hay và dở cũng vậy. Mỗi con người không ai giống ai, đều luôn thay đổi quan niệm sống cho phù hợp với môi trường sống, chọn cái khôn không ảnh hưởng đến danh dự để tồn tại phát triển. Chính sự khác nhau của cái khôn dại, hay dở và lẽ sống của con người, đã làm phong phú thêm nhân tình thế thái vậy.

Trọng Ưu Huỳnh
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Scroll to Top